Trà xanh là thức uống quen thuộc từ xa xưa và cho đến ngày nay. Nhâm nhi một tách trà ấm giúp tinh thần thoải mái và thư giãn, lại vừa trẻ hóa làn da và tuổi tác. Từ những công dụng được chứng minh và áp dụng, trà xanh được xem là một vị thuốc quý trong chữa bệnh. Qua bài viết dưới đây, Caythuocdangian.com sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những tác dụng của loại trà này.
Trà xanh là gì
Còn có tên gọi khác là chè xanh. Tên tiếng anh của trà xanh là Green tea. Nó là loại trà được chế biến từ lá và búp của cây trà. Được oxy hóa ở mức tối thiểu trong quá trình chế biến.
Cây trà (cây chè) có tên khoa học là Camellia sinensis, được dùng để sản xuất các loại trà khác nhau.
Đặc điểm cây trà xanh
Là loại cây xanh lâu năm mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, có nhiều tán lá. Lá trà dài từ 4-15cm và rộng khoảng 2-5cm, lá non hay búp có màu xanh lục nhạt, mặt dưới lá có lông tơ ngắn màu trắng. Lá khi già chuyển thành màu xanh lục.
Hoa trà màu trắng ánh vàng, đường kính 2,5-4cm, với 7-8 cánh hoa. Hạt của nó có thể ép lấy tinh dầu. Từ cây trà tùy theo công thức chế biến cho ra các loại trà khác nhau như trà xanh, trà đen, trà olong.
Phân bố và thu hái trà xanh
Việc sử dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau này trà đã được trồng nhiều ở các nước châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,.. Từ giữa thế kỷ XX, mới được trồng nhiều ở Việt Nam, từ Bắc vào Nam. Diện tích lớn nhất là 2 tỉnh Phú Thọ và Quảng Nam. Đến nay có một số vùng được mệnh danh là đất trồng trà ngon như Thái Nguyên, Mộc Châu, Sơn La, Lâm Đồng.
Vào đầu mùa xuân, lá trà sẽ được hái bằng tay một cách cẩn thận, trà được hái bằng tay sẽ cho vị ngọt hơn và ít đắng hơn so với những loại trà được hái bằng máy.
Sơ chế: Lá trà sau khi hái sẽ được phơi dưới nắng nhẹ hoặc phòng thoáng mát. Khi lá khô sẽ được hấp hoặc chảo để sao trước khi được ép phẳng, xoắn hoặc cuộn, sấy khô và đóng gói.
Thành phần hóa học của trà xanh
Trà xanh là ít phải qua nhiều công đoạn chế biến nhất nên giữ được nhiều chất trong lá trà. Một tách trà xanh thông thường chứa 99,9% nước, cung cấp 1 calo/ 100ml, không chứa hàm lượng chất dinh dưỡng, nhưng chứa các hóa chất thực vật như polyphenol và cafein. Polyphenol có chứa EGCG (epigallocatechin gallate), epicatechin gallate, epicatechin và flavanol, là những chất chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư và chống lại các tác động sinh hóa.
Tác dụng của trà xanh
1. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Trà xanh có thể bảo vệ tim trước các tổn thương do thiếu máu cơ tim cục bộ gây ra. Hợp chất chống viêm trong trà xanh là catechin có thể làm giảm viêm và giảm căng thẳng oxy hóa trên tim. Và loại bỏ cholesterol xấu làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
2. Hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng
Với đặc tính chống vi khuẩn của trà xanh. Nó sẽ làm mất mùi hôi khó chịu ở miệng. Trả lại hơi thở tự nhiên và ngăn ngừa sâu răng. Ngoài ra, theo một nghiên cứu, trà xanh còn có thể giảm đáng kể việc mất men răng.
3. Thanh nhiệt, đào thải độc tố
Trà xanh làm giảm khả năng tích nước trong cơ thể. Thải chất lỏng dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Vừa thải độc tố vừa có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể.
4. Chữa viêm họng
Đun khoảng 100ml nước trà xanh và thêm vào khoảng 10g cam thảo đun thêm 5 phút. Lọc lấy nước, rồi lại đun thêm lần nữa, trộn 2 lần nước chia uống 4-5 lần trong ngày. Uống liên tục 3-5 ngày là sẽ có hiệu quả.
5. Giảm nguy cơ sỏi mật
Hợp chất EGCG và polyphenol có trong trà xanh có tác dụng ngăn cản các tế bào dị thường phát triển và giảm nguy cơ gặp các bệnh ở tuyến mật.
6. Chữa đầy bụng, đầy hơi và có nôn
Trà xanh hãm nước thêm vào 1 vài nụ hoặc hoa mơ. Để 5 phút cho ngấm rồi uống, ngày uống 1 lần khi còn nóng.
7. Lợi tiểu
Uống trà xanh giúp ức chế sự hấp thu của tiểu quản thận. Kích thích trung khu vận động của huyết quản từ đó có tác dụng lợi tiểu.
8. Làm giảm huyết áp
Hơn 4000 hóa chất có trong trà xanh có tác dụng tốt làm giảm huyết áp, vì vậy đặc biệt tốt cho người bị bệnh cao huyết áp.
9. Chống lão hóa
Nhờ các vitamin và amino acids khác nhau, trà xanh có thể phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin A, C và B…Uống trà một thời gian dài vừa phòng chống bệnh và kéo dài tuổi thọ.
10. Chống lo âu và thư giãn
Theo một vài nghiên cứu đẫ chứng minh, thiamine trong trà xanh có tác dụng làm dịu thần kinh, bớt căng thẳng và stress.
11. Giảm khả năng mắc các bệnh tiểu đường
Polyphenols và polysaccharides có trong lá trà tươi sẽ làm ổn định và duy trì ở mức thấp nhất lượng đường trong máu. Đồng thời, giúp cơ thể cải thiện sự nhạy cảm với insulin, làm giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại II.
12. Giảm cân
Chất EGCG trong lá trà giúp cơ thể đốt cháy mỡ và 70 calo mỗi ngày. Ngăn chặn quá trình chuyển hóa glucose thành tế bào mỡ, từ đó sẽ làm số cân nặng của bạn.
13. Chống vi khuẩn gây bệnh
EGCG và ECG có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn. Các catechin này liên kết với nhau tạo thành lớp màng vi khuẩn, ngăn không cho vi khuẩn gây bệnh.
14. Khử mùi hôi chân
Bằng cách ngâm chân vào nước trà xanh ấm mỗi tối trước khi đi ngủ. Vừa khử mùi hôi chân vừa làm chân dễ chịu hơn sau 1 ngày đi đứng nhiều.
15. Có lợi cho trẻ em
Dùng nước trà xanh tắm, rửa cho trẻ để loại bỏ vi khuẩn và bé có làn da mịn màng. Mỗi ngày cho trẻ uống 1 ly trà xanh ấm, sẽ chống biếng ăn cho trẻ và tốt cho tiêu hóa.
Cách pha trà xanh
Để có một tách trà ngon không chỉ thuộc vào nguyên liệu pha trà mà con phụ thuộc vào cách pha tra. Cách pha trà được nhiều người ví rằng đó là một nghệ thuật thanh tịnh.
Dùng lá trà tươi rửa sạch, vò nát rồi cho vào ấm tích, đổ nước sôi để 5-10 phút cho ngấm rồi uống. Hoặc dùng trà khô cho vào ấm rồi đổ nước (61-87 độ) vào và chờ 5 phút rồi uống.
Với cách pha trà khô người ta thường sử dụng hai gam trà mỗi 100 ml nước tương đương khoảng 1 thìa cà phê trà xanh trong 150 ml mỗi cốc. Và cũng pha với nhiệt đọ nước là từ 61 đến 87 độ. Trong khoảng thời gain 30 giây. Nếu nước hãm trà quá nóng hoặc hãm quá lâu dẫn đến giải phóng quá mức lượng chất tannin có trong trà, làm nước trà đặc và đắng hơn.
Để có một tách trà ngon hai kĩ thuật bạn cần phải nắm rõ đó là ráng ấm trà qua nước nóng trước để tránh trà bị nguội và để lá trà trong ấm rồi từ từ rót thêm nước sôi khi uống.
Lưu ý khi dùng trà xanh
Ngoài những tác dụng tốt cho sức khỏe trên, nếu uống không đúng cách trà xanh cũng có những tác dụng phụ sau:
- Do 1 tách trà xanh có chứa khoảng 24-45mg cafein nên nếu 1 ngày uống 4-5 lần sẽ dẫn đến hội chứng kích thích ruột, gây mất ngủ, tiêu chảy hoặc táo bón,…
- Đối với những người đang dùng thuốc kích thích chức năng của hệ thân kinh cũng không nên dùng chung với trà xanh. Vì sẽ gây ra tác động xấu đến hệ thần kinh như chóng mặt, tăng huyết áp đột ngột,…
- Uống trà xanh khi bụng đói sẽ khiến dạ dày khó chịu do axit dạ dày tăng, tạo cảm giác buồn nôn, táo bón,…
- Trà xanh làm ức chế việc sử dụng canxi của cơ thể, khiến bạn bị loãng xương do thiếu canxi.
Quy tắc cần tuân thủ khi uống trà
- Không uống trà lạnh do trà lạnh gây đình trệ khí, gây tiết đờm.
- Trà để lâu dễ bị oxy hóa và nhiễm khuẩn, vì vậy không uống trà khi đã để quá lâu.
- Trà không nên pha lại nhiều lần nước do các nguyên tố vi lượng có trong trà không còn.
- Tránh uống trà trước và sau ăn: Uống trước ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày. Sau ăn, axit tannic trong trà làm cho protein trong thức ăn bị cứng lại sẽ khó tiêu và vì trà xanh gây ức chế việc hấp thụ sắt và canxi nên sẽ k có lợi cho sức khỏe.
- Không dùng nước trà để uống thuốc, sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
- Trà dể qua đêm khiến một số vitamin bị phân hủy, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, vì vậy cũng không nên uống.
- Trong những ngày “đèn đỏ”, cũng không nên uống trà xanh vì sẽ mất máu nhiều hơn.
- Trà xanh có thể gây mất ngủ, vì thế không uống trà trước khi đi ngủ.
- Tránh uống trà đặc, nên pha loãng khi uống để không gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.