Cây chó đẻ răng cưa là loại cây khá quen thuộc ở các vùng nông thôn nước ta. Có nhiều tác dụng hay trong chữa và điều trị các bệnh dân gian. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng loại cây này sao cho hợp lý. Bởi vẫn có các mặt trái của nó gây ảnh hưởng tới sức khỏe nếu chúng ta không biết cách. Trong bài viết này 2khoe sẽ cùng bạn tìm hiểu những vẫn đề đó.
Chó đẻ răng cưa là cây gì
Dân gian còn gọi với các tên khác như Cây cau trời hay Diệp hạ châu.
Còn trong tiếng Hán là Hiệp hậu châu, Nhật khai dạ bế hay Trân châu thảo.
Thuộc họ thầu dầu, có tên khoa học Phyllanthus urinaria L.
Chó đẻ răng cưa có thân cao từ 20 – 70cm. Xung quanh thân là các cành nhỏ dài xấp xỉ một gang tay. 2 bên cành là các lá nhỏ giống kiểu nhánh lá phượng, dưới tán lá là nơi ra hoa kết quả. Vào độ từ tháng 4 – 6 bắt đầu có hoa và tới tháng 7 -11 thì kết quả. Hoa có 2 loại đực và cái.
Cây chó đẻ mọc ở đâu
Chó đẻ răng cưa xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng. Mọc hoang bên lề đường, bờ bụi, cánh đồng khô. Nhiều ở các nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Nam Mỹ, Nhật Bản,… Ngày nay người ta trồng chó đẻ răng cưa số lượng lớn đề làm nguyên liệu chế biến thuốc.
Tại sao có tên gọi cây chó đẻ
Người ta thường thấy loài chó sau khi đẻ con thường tìm ăn loại cây này. Cộng với hình thù lá giống răng cưa nên mới được gọi tên như vậy.
Cây chó đẻ răng cưa có mấy loại
Dựa vào những đặc điểm chính, có thể phân thành 3 loại chính sau:
1. Cây chó đẻ thân xanh
Có lá màu xanh nhạt, mỏng và ngắn hơn bình thường. Cành ít phân nhánh và ngắn, khi nhai có vị đắng nên còn được gọi là diệp hạ châu đắng. So với 2 loại kia, loại này có dược tính mạnh nhất.
2. Cây chó đẻ xanh đậm
Loại này có lá màu xanh đậm, to, thưa và rời rạc, chóp nhọn hơn 2 loại kia và không được dùng làm thuốc.
3. Cây chó đẻ thân đỏ
Loại này có thân màu hanh đỏ, đậm hơn ở thân dưới, lá dài và dày hơn loại thân xanh nhưng có dược tính kém hơn nên cũng không được trồng nhiều.
Cây chó đẻ có tác dụng gì
Cây chó đẻ có nhiều công dụng trong chữa các bệnh. Như đau thận, gan, đường ruột, đường tiết niệu, chứng bệnh ngoài da,… đồng thời có tác dụng tốt trong tiêu độc, lợi tiểu, sát trùng, thanh can, điều kinh, thông huyết, hạ nhiệt, lương huyết,… Chúng ta tìm hiểu cụ thể hơn như sau:
Cây chó đẻ chữa bệnh gì
1. Tác dụng trong chữa bệnh viêm gan siêu B
Dùng 30g cây chó đẻ, 12g sài hồ, 12g hạ khô thảo, 12g nhân trần và 8g chi tử gom thành 1 thang mang xao khô sắc nước uống trong ngày.
2. Trị viêm gan do virus
Dùng 20g diệp hạ châu đắng mang xao khô sắc nước 3 lần. Thêm vào 50g đường đun sôi tan, chia ra uống trong ngày 4 lần. Đi xét nghiệm nếu kết quả HBsAg (-) thì ngừng uống.
3. Điều trị xơ gan cổ trướng thể nặng
Dùng 100g diệp hạ châu đăng xao khô sắc nước 3 lần. Thêm vào 150g đường đun sôi tan, uống nhiều lần trong ngày cho đỡ đắng và duy trì 30 – 40 ngày.
Chú ý đang trong liệu trình thì hạn chế muối và thức ăn giàu đạm như trứng, đậu phụ, cá, thịt,…
4. Chữa suy gan do nhiễm độc, sốt rét, ứ mật, sán lá, lỵ amib
Dùng 20g hiệp hạ châu đắng hoặc ngọt, 20g cam thảo đất mang xao khô sắc nước uống hằng ngày.
5. Điều trị eczema (bệnh chàm mãn tính)
Vò nát cây chó đẻ xát vào vùng bị chàm, làm liên tục nhiều ngày sẽ khỏi.
6. Trị mụn nhọt độc
Vào mùa nóng trẻ em hay bị mụn nhọt độc. Nhiều khi mưng mủ dễ gây nhiễm trùng hay phát sốt.
Dùng cây chó đẻ rửa sạch giã nhỏ cùng muối, chế với nước sôi để nguội, có thể pha thêm đường để uống. Phần bã đắp vào vùng da bị mụn nhọt.
7. Chữa bệnh sốt rét
Dùng 8g chó đẻ, 10g dây hà thủ ô, 10g thường sơn, 10g lá mãng cầu tươi, 10g dây gắm, 10g thảo quả, 4g dây cóc, 4g hạt cau (bình lang) và 4g ô mai.
Tất cả sắc với 600ml nước đến khi còn 1/3, uống làm 2 lần trước 2 tiếng cơm sốt rét. Nếu không thấy hết sốt, lần sau cho thêm 10g sài hồ.
8. Chữa bệnh sỏi thận
Tại trường đại học Y Paulists ở Sao Paulo Brazil vào năm 1990. Đã thí nghiệm chữa bệnh sỏi thận thành công trên người và chuột sau 1 – 3 tháng cho uống trà diệp hạ châu.
Sau đó đến năm 1990 đã có nhiều thí nghiệm cho thấy nước sắc từ cây chó đẻ có tác dụng tăng cường lượng nước tiểu. Ngăn chặn sự hình thành các tinh thể calcium oxalate (tinh thể tạo sỏi thận). Giản cơ ống mật và vùng sinh dục tiết niệu, tăng tiết mật.
Điều đó cho thấy hiệu quả bài mòn sỏi thận và bài tiết chúng ra ngoài.
Cách dùng cây chó đẻ răng cưa
Hiện nay, cây chó đẻ đã có bán phổ biến trên thị trường, người mua có thể lựa chọn loại tươi hoặc khô. Tuy nhiên, cần tìm đơn vị cung cấp uy tín để mua được cây chó đẻ sạch và an toàn.
Đối với cây chó đẻ tươi
Lấy một nắm rửa cho sạch, đợi ráo nước rồi cho vào nồi đun cùng nước sôi vài phút uống cả ngày. Hoặc có thể cho vào bình hãm nước sôi cũng được.
Đối với cây chó đẻ khô
Cũng làm y hệt cây tươi, rửa sạch rồi cho vào ấm nấu hoặc bình hãm uống. Ban đầu sẽ có bị hơi đắng, nhưng uống dần sẽ quen thôi.
Kết hợp với các vị khác
Có thể cho thêm cam thảo vào khi đun chó đẻ răng cưa để giảm vị đắng của nước. Nếu kết hợp với các vị thuốc khác, thì cần có sự tư vấn của thầy thuốc, chẩn đoán đúng tình trạng bệnh và đưa ra liều lượng hợp lý.
Cây chó đẻ có phá thai được không
Có tin đồn rằng dùng cây chó đẻ để phá thai rất hiệu quả, bơi họ cho rằng trong nó có một hoạt chất có khả năng kích thích co thắt cơ trơn, gây nên hiệu ứng tương tự như thuốc phát thai.
Tuy nhiên, đến nay y học vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh vệ độ an toàn của phương pháp phá thai bằng cây cho đẻ. Nếu tùy ý sử dụng có thể gây ra các hiện tượng như băng huyết, sót thai hoặc thậm chí dị tật thai nhi.
Uống nước cây chó đẻ trị mụn được không
Nhiều chị em truyền miệng nhau về vụ cây chó đẻ trị mụn, trên thực tế đó là mụn nhọt chứ không phải mụn mặt.
Một vài người cho rằng uống nước chó đẻ hoặc bôi lên da có thể làm giảm mụn do chứa chất đắng và chất kháng khuẩn.
Tuy nhiên, vẫn chưa có công bố nào chứng minh việc đó, vì vậy khi áp dụng chị em phải hết sức cẩn thận nếu không sẽ gây ra dị ứng khiến tình trạng da càng nghiêm trọng hơn.
Cây chó đẻ có tác dụng giảm cân không
Một số nghiên cứu cho rằng, trong cây chó đẻ chứa một số số enzyme và các hoạt chất như hypophyllanthine, hyllanthine, flavonoids, alkaloids… khi đi vào cơ thể có khả năng tạo cảm giác no lâu, giảm thèm cơm và thúc đẩy đào thải mỡ ra bên ngoài thông qua đường bài tiết.
Sử dụng chó đẻ răng cưa để giảm cân có thể nói là phương pháp an toàn vì nguồn thảo dược lành tính. Tuy nhiên, chị em cũng đừng quá kì vọng về nó, bởi để giảm cân ngoài việc giảm ăn chị em cần loại bỏ năng lượng dư thừa tích tụ trong cơ thể nữa.
Uống cây chó đẻ có bị vô sinh không
Qua tìm hiểu thông tin, Cây Thuốc Dân Gian chỉ thấy tài liệu nói cây chó để giúp lợi gan, tiêu độc.. chứ chưa thấy nhắc về việc gây vô sinh.
Cũng có một số báo mạng cho rằng nếu nam giới uống quá nhiều nước chó đẻ có thể dẫn tới hiện tượng yếu sinh lý, gây ảnh hưởng tới chức năng sinh sản.
Ở quê mình, gần nhà có một chú bị viêm gan B nặng, hàng ngày lấy cây chó đẻ răng cưa sắc uống để điều trị. Tính đến nay có tin đồn chú này không ham muốn vợ, đến nổi vợ phải đi tìm bồ bên ngoài.
Nghe có vẻ thuyết phục, nhưng vẫn chưa có bằng chứng chính xác. Tuy nhiên, các anh nếu có uống nước chó đẻ thì cũng không nên quá lạm dụng nhé.
Tác dụng phụ của cây chó đẻ răng cưa
Mặc dù có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt như vậy. Nhưng chó đẻ răng cưa vẫn có những phản ứng phụ vì vậy nhất định bạn cần đọc kĩ, cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Dưới đây là một số lưu ý chính:
Không được dùng nếu không mắc bệnh về gan mật
Đối với những người mắc các bệnh về gan hoặc mật thì việc sử dụng chó đẻ răng cưa hỗ trợ điều trị sẽ rất tốt.
Tuy nhiên đây là loại cây chữa bệnh, không nên uống hàng ngày để phòng bệnh, vì với người bình thường rất dễ gây tổn thương, mất cân bằng chức năng gan, mật,.. từ đó rất dễ dẫn đến chai gan, xơ gan.
Không được sử dụng để sắc nước uống hàng ngày
Đây là loại cây chữa bệnh, không có tác dụng làm thuốc bổ vì vậy bạn không được tự ý sắc nước uống hằng ngày. Việc lạm dụng có nguy cơ làm phá vỡ hồng huyết cầu, từ đấy làm suy giảm hệ miễn dịch, hư hại chức năng gan.
Gây gây vô sinh
Có nhiều tin đồn rằng uống nước cây chó đẻ làm co mạch máu và cơ trơn ở tử cung, từ đó dẫn tới vô sinh. Do có tính hàn nên gặp phải cơ thể quá hàn mà lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình thu thai.
Thế nhưng, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có công bố nào về tác dụng phụ này.
Tuy nhiên, Caythuocdangian.com nghĩ rằng các chị em phụ nữ chưa sinh hoặc đang ở độ tuổi sinh nở cũng cứ nên đề phòng không uống nhé.
Trên đây là những thông tin cũng như tác dụng của cây chó đẻ răng cưa và một số lưu ý trong quá trình sử dụng. Bài viết được Cây thuốc dân gian sưu tầm tài liệu sách, mạng, tham khảo một số chuyên gia về cây thuốc nam.
Tuy nhiên, việc chữa được bệnh hay không còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người chứ không phải ai uống cũng hiệu quả. Nó cũng có những tác dụng phụ nhất định, vì vậy trước khi sử dụng bạn cần tìm hiểu thật kỹ càng. 2khoe sẽ không chịu trách nhiệm về thông tin trên.
Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi!
Nguồn tham khảo : 2khoe.com