Như chúng ta đã biết, lá sen gắn bó với người dân Việt từ xa xưa, thường được dùng để ướp trà, gói xôi, phơi khô pha nước uống giải nhiệt… Đặc biệt hơn cả, loại thảo dược dễ kiếm này lại đem đến những công dụng tuyệt với đối với sức khỏe.
Lá sen tươi được dân gian ứng dụng chữa trị nhiều chứng bệnh hình thành bởi thử thấp như say nắng, đau bụng, tiêu chảy, hay lá sen khô chữa xuất huyết hiệu quả.
Những người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bị bệnh mạch vành tim hay người cao tuổi đều có thể an tâm dùng lá sen hàng ngày.
Lá sen đã gắn bó với người dân Việt từ bao đời nay
Mẹo trị bệnh bằng lá sen
Sinh ra và lớn lên tại quận Tây Hồ, Hà Nội, chị Lưu Lan H đã biết đến cách dùng lá sen trong đời sống thường ngày theo truyền thống gia đình.
Đến mùa, chị hay hãm nước uống hàng ngày hoặc đun nước lá sen nấu cháo cùng đậu xanh, đường trắng để giải nhiệt cơ thể cho cả nhà. Theo chị H, khi uống nước lá sen, kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện khoa học hỗ trợ kiểm soát cân nặng một cách tự nhiên.
Chị cho biết thêm: “Bố mình bị cao huyết áp, lớn tuổi rồi nên cơ thể khá suy yếu, thường mất ngủ. Mình áp dụng bài thuốc từ các nguyên liệu gồm lá sen, tuyền phúc hoa, đẳng sâm, bán hạ, thiên ma, trần bì, thạch quyết minh.
Sắc uống ngày 2 lần, sau một thời gian ngắn, tình hình bệnh đã có sự cải thiện đáng kể. Giờ đây, ông có thể ăn ngon, ngủ tốt, sức khỏe ổn định hơn”.
Nhiều người dùng đã giải mã thành công thắc mắc uống nước lá sen có tốt không
Thận trọng khi dùng lá sen chữa bệnh
Biết đến tác dụng của lá sen, chị H.A (quê Nam Định) cũng mua về dùng. Bên cạnh lá sen tươi, chị còn tích sẵn trong nhà lá khô đã thái nhỏ và pha nước uống, thêm chút quế cùng chút đường để vị đậm thơm, hấp dẫn.
Chồng chị cũng rất thích thức uống dân giã, tốt cho sức khỏe này nên ngày nào cũng uống. Nhưng gần đây, chị H.A lại phát hiện ra chức năng sinh lý của chồng không tốt.
Thôi thúc chồng đi khám, được bác sĩ kết luận, cơ thể anh thuộc thể hàn nên việc dùng lá sen trong thời gian dài đã làm giảm ham muốn tình dục.
Từ trường hợp kể trên, bạn nên có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về đặc điểm, công dụng, cách thức sử dụng lá sen sao cho phù hợp, tránh những rủi ro không đáng có.
Lá sen là lá gì
Lá sen được dân gian gọi bằng tên hà diệp, liên diệp. Đây là một loại dược liệu xuất hiện khá phổ biến trong y học cổ truyền.
Đặc điểm của lá sen
Lá sen tươi là bộ phận mọc lên khỏi mặt nước, có phần cuống dài, gai nhỏ. Phiến lá to, hình đĩa, đường kính chừng 40-70 cm, có nhiều đường gân tỏa tròn. Màu lá xanh mướt, mặt trước ít lông, mịn, không gây cảm giác ngứa ngáy.
Lớp phấn bên trên chống nước cao nên khoa học vật liệu đã ứng dụng hiệu ứng lá sen vào quá trình chế tạo các bề mặt tự làm sạch. Lá sen dùng làm dược liệu yêu cầu phải là những lá màu lục, nguyên vẹn, không bị sâu hay có vết thủng.
Phân bố, thu hái, chế biến lá sen
Sen phân bố tại các ao đầm, được thu hái quanh năm, song thời điểm chủ yếu rơi vào mùa hè, thu. Người ta thường dùng lá non (phần lá cuộn lại chưa mở), hoặc lá bánh tẻ, bỏ cuống. Có thể chế biến từ lá tươi hoặc lá khô đã qua phơi, sao.
Nghiên cứu khoa học phát hiện nhiều chất có lợi trong hà diệp
Thành phần hóa học của lá sen
Các nghiên cứu khoa học đã tìm ra lá sen chứa hàm lượng lớn quercetin và flavonoids, chức năng tái tạo thành mao mạch. Giúp chống chảy máu bên trong cơ thể như rong kinh, chảy máu đường ruột, tiểu ra máu. Hay chất alkaloid chống huyết áp cao.
Bân cạnh đó, lá sen còn có 0,20 – 0,30% tanin, lượng nhỏ ancaloit gồm nonuxiferin C18H1902N, nuxiferin C19H21O2N, roemerin C18H1702N, quercetin, leuco – delphinidin, nelumbosid, leucocyanidin, isoquercitrin.
Công dụng dược lý của lá sen
Theo Đông y, lá sen vị đắng, tính bình, hơi chát, mùi thơm nhẹ, không độc, tác động trực tiếp vào ba kinh can, tỳ, thận, tác dụng thanh nhiệt, tan ứ, cầm máu, tán ứ, an thần, lợi thấp.
Tác dụng của lá sen
Không chỉ y học cổ truyền, mà công dụng của lá sen cũng được y học hiện đại chứng minh. Ngoài việc chống xơ vữa động mạch, giảm béo, thanh nhiệt, giải độc, còn có thể trị béo phì, chữa cao huyết áp.
Các chuyên gia khuyên người cao tuổi với cơ thể suy yếu, động mạch não xơ cứng, từng bị liệt do tai biến mạch máu não nên sử dụng lá sen thường xuyên.
Lá sen đóng vai trò hình thành nhiều bài thuốc trị bệnh tuyệt vời
Lá sen trị bệnh gì
Lá sen khi được dùng đúng cách, đúng tình trạng bệnh với liều lượng phù hợp sẽ đem lại nhiều hiệu quả bất ngờ. Tham khảo một số bài thuốc dưới đây, hứa hẹn bạn không khỏi ngạc nhiên về giá trị tốt cho sức khỏe.
1. Giảm béo
Lá sen có tác dụng gì ngăn chặn thành công sự hình thành chất béo qua quá trình trao đổi chất. Do đó, những người bị tăng cân uống trà lá sen duy trì được vóc dáng, nhất là nhân viên văn phòng, người trông coi cửa hàng… thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động.
Bài thuốc 1: Lấy 60g lá sen khô, sơn tra tươi và hạt ý dĩ mỗi loại 10g, vỏ quýt 5g. Nghiền chung tất cả nguyên liệu với nhau, bỏ vào phích, rót vào đó nước sôi. Dùng uống thay trà hàng ngày, kéo dài 100 ngày liền.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 10g sen, 60g gạo lức. Lá sen sắc làm thang, cho gạo lức vào nấu cháo, khi chín đánh thêm ít đường phèn, ăn làm hai lần sớm tối.
Bài thuốc 3: Lá sen và mạch nha mỗi loại 15g, trần bì cùng sơn tra mỗi vị 10g. Sắc lấy nước uống.
Bài thuốc 4: Các nguyên liệu lá sen thái sợi, vỏ quất, mạch nha, sơn tra cho vào sắc cùng nước khoảng 30 phút. Lọc nước, pha đường trắng, uống ấm nóng.
Trà lá sen hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả
2. Phòng chống béo phì
Lấy 1 lá sen tươi (có thể thay bằng lá sen khô ngâm mềm), 100g gạo tẻ. Dùng nấu cháo với đường trắng, thêm chút đậu xanh. Lá sen trị bệnh gì vừa góp phần ngăn ngừa béo phì, vừa nâng cao khả năng giải nhiệt cơ thể.
3. Chữa mất nước
Người mất nước do bị tiêu chảy vừa khỏi dùng lá sen non, loại lá cuộn chưa mở, rửa sạch, thái nhỏ, đem ép nước chia uống nhiều lần trong ngày. Hoặc ăn ghém lá sen cùng các món ăn thường ngày cũng cho hiệu quả tương tự.
4. Chữa mất ngủ
Không chỉ tâm sen, hạt sen, mà uống nước lá sen đúng cách còn trị chứng mất ngủ hữu hiệu. Chỉ cần uống nước hà diệp khô sắc mỗi ngày sẽ giúp cơ thể ngủ sâu ngon hơn.
5. Chữa váng đầu
Người bị váng đầu, hoa mắt, ù tai, dùng lá sen, đỗ trọng mỗi vị 10g, cùng 6g hạnh đào nhân sao vàng, giã nát. Sắc lấy nước uống, bỏ bã.
6. Chữa tăng huyết áp
Chất alkaloid tìm thấy trong lá sen chống tăng huyết áp. Đồng thời thảo dược giảm cảm giác lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, nên người bị cao huyết áp hãy áp dụng bài thuốc sau đây.
Lá sen, tuyền phúc hoa, bán hạ, quyết minh mỗi loại 10g; đẳng sâm, thiên ma, trần bì mỗi vị 6g. Đem tất cả đun thành nước uống, ngày 1 thang, chia hai lần sớm tối.
Dùng hà diệp giúp để an thần, ngủ ngon, đảm bảo ổn định huyết áp
7. Chữa sốt xuất huyết
Cần có lá sen, ngó sen, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 40g, rau má, 30g và hạt mã đề 20g. Dùng sắc uống ngày một thang. Trường hợp xuất huyết nhiều có thể tăng lượng lá và ngó sen lên độ 60g.
8. Chữa chảy máu não, các biến chứng kèm theo ở người bệnh tăng huyết áp
Sắc các dược liệu gồm lá sen, cam thảo mỗi vị 15g, đỗ trọng 12g, mạch môn, tang ký sinh, sinh địa, bạch thược mỗi thứ 10g. Ngày uống 1 thang.
9. Đặc trị chảy máu cam
Người bị chảy máu cam nhiều, máu đỏ tươi, màu sẫm, mũi khịt khô, đại tiện táo, sắc bài thuốc nước lá sen bằng 15g lá sen; lá tre, mộc thông, đan bì, rễ cỏ tranh mỗi loại 10g; thanh hao 6g, sơn chi 6g, liên kiều 5g, hoàng liên 2g. Ngày dùng hết 1 thang.
10. Chữa đau mắt
Lấy lá sen và hoa hòe, lượng bằng nhau (10g), thêm 4g cúc hoa vàng để sắc nước uống giúp giảm tình trạng đau mắt nhanh chóng.
11. Trị nhọt
Phần núm cuống lá, bạn nấu nước đặc để rửa vết nhọt. Rồi dùng lá sen rửa sạch, giã nát cùng cơm nếp, đắp lên vị trí mong muốn sẽ dễ dàng đánh bay nhọt mụn.
12. Chữa di tinh
Phái mạnh mắc chứng di tinh, nghiền lá sen khô thành bột mịn, pha nước sôi để uống ngày 2 lần sớm tối, mỗi lần dùng 5g.
13. Chữa băng huyết, tiêu chảy ra máu
Hà diệp 10g sống, rau má 12g đem sao vàng, thái nhỏ. Sắc nguyên liệu với 400ml nước, lấy còn 100ml, uống 2 lần/ngày.
14. Khắc phục tình trạng sản dịch có mùi hôi khó chịu
Uống nước lá sen khô có tác dụng gì được nhiều sản phụ ưa chuộng khi gặp phải tình trạng sản dịch có mùi hôi khó chịu.
Theo đó, chỉ cần cho lá sen khô sắc cùng 200ml nước, lấy còn 50ml cô đặc uống ngày 1 lần. Hoặc dùng 20-30g lá sen khô, tán nhỏ, hòa nước để uống sẽ không còn lo lắng bất cứ vấn đề gì.
Uống lá sen có tác dụng phụ không tùy thuộc vào tình trạng cơ thể người dùng
Những ai nên dùng lá sen
Từ những đặc điểm, công dụng của lá sen mang lại, các đối tượng bị huyết áp cao, béo phì, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, cơ thể suy nhược do tuổi tác đều phù hợp dùng lá sen.
Hay người muốn thanh nhiệt, giải độc, bị nóng trong khi uống trà lá sen giúp hạ họa, sảng khoái, dễ đi vào giấc ngủ.
Đối tượng không nên dùng lá sen
Đem đến cho sức khỏe con người những lợi ích bất ngờ, thế nhưng không phải ai cũng đạt được kết quả tốt khi sử dụng lá sen làm thuốc.
Bởi tính chất thăng tán tiêu hao, lá sen nên tránh dùng cho người hư nhược, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, phụ nữ ở thời kỳ hành kinh. Hơn hết, nếu đang trong quá trình dùng các thực phẩm giảm cân, tuyệt đối bạn không nên uống nước lá sen.
Lưu ý, thời điểm tốt nhất để nước lá sen phát huy công hiệu tối ưu đối với sức khỏe đó là bạn nên uống trước bữa ăn ít nhất khoảng 30 phút. Hoặc uống sau bữa ăn chừng 1 giờ. Có như vậy mới đảm bảo hoạt đột tiêu hóa của cơ thể diễn ra bình thường.
Hy vọng qua thông tin bài viết trên đây bật mí, bạn đã biết được cách thức chọn lựa, sử dụng lá sen làm thuốc sao cho hiệu quả nhất. Chúc bạn áp dụng các bài thuốc trị bệnh thành công!
Nguồn tham khảo : 2khoe.com