Nhiều người đồn về các tác dụng của cây hương thảo như chữa viêm họng, đau nhức cơ, thấp khớp, trầm cảm, nhức đầu, căng thẳng thần kinh, mất ngủ, lo âu, suy giảm trí nhớ, ăn uống không tiêu, tốt cho người làm việc quá sức, cơ thể suy nhược, choáng do huyết áp thấp,… Vậy thực hư những tác dụng đó là, 2khoe sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết này.
Cây hương thảo là gì
Hương thảo còn được gọi với tên Tây dương chổi, là loại thực vật có hoa thuộc họ nhà Hoa môi (Laminaceae), có tên khoa học là Rosmarinus officinalis L. Cái tên Rosmarinus được đặt theo tiếng Latin, trong đó Ros nghĩa là sương, marinus có nghĩa là biển, gọi đầy đủ là Sương của biển ý nói về nguồn gốc của loại cây này là ở trên bờ biển vùng Địa Trung Hải.
Hương thảo có thân nhỏ phân nhánh, cao từ 1-2m, mọc thành bụi. Lá hẹp, nhiều, dai, hình dải, màu xanh sẫm, có mép gập xuống, nhẵn ở trên, mặt dưới có lông màu trắng phủ rải rác, không có cuống. Hoa dài cỡ 1cm, xếp 2-10 tại các vòng lá, có màu lam nhạt, hơi có màu giống hoa cà cùng các chấm tím tại mặt trong của các thùy. Cây có mùi thơm toàn thân.
Đặc điểm phân bố hương thảo
Cây hương thảo có nguồn gốc xuất phát từ Địa Trung Hải, sau đó được trồng nhiều ở Bắc Phi, Tây Á và Nam Âu châu. Ở nước ta, được trồng tại các tỉnh miền Nam và miền Trung. Cây được trồng bằng cách gieo hạt hoặc dùng cành để giâm.
Hương thảo ưa khí hậu khô ráo, nhiều nắng nhưng không được quá nóng. Đất trồng yêu cầu phải thoát nước tốt.
Thành phần hóa học của hương thảo
Hương thảo chứa chủ yếu là tinh dầu va tanin. Trong đó tinh dầu gồm có các thành phần: borneol, terpen, camphor, acetat bornyl, cineol, một sesquiterpen (caryophyllen) và a-pinen (chiếm đến 80%). Tính dầu trong cây khô có 0,5%, ở lá 1,1-2%, còn ở hoa 1,4%.
Khi vừa cất, tinh dầu là chất lỏng không màu hoặc màu vàng, dần dần chuyển sẫm và cứng lại, có thể dùng rượu để hòa tan theo bất cứ tỷ lệ nào. Trong cây còn chứa choline, một axit saponosid, một glucosid không tan trong nước, axit rosmarinic, hai heterosid là romarinoside và romaside và các axit hưu cơ như glyeeric, glycolic và citric.
Tác dụng của cây hương thảo
Hương thảo vị chát, hơi se, mùi thơm nồng, nóng, có tác dụng trong điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày nhờ khả năng tẩy uế và chuyển máu (dùng ở liều thấp), có khả năng gây sự dồn máu tại các cơ quan vùng bụng, kích thích sự tiết ở ruột, dạ dày, cũng giúp lợi tiểu. Tinh dầu hương thảo có tác dụng lợi tiểu, lợi mật và thông ruột. Người ta phát hiện ra công dụng của cây hương thảo là bởi sự có mặt của các flavonoid, tính chất chống oxy hóa nhờ thành phần axit rosmarinic.
Tại châu Âu, lá hương thảo được dùng làm thuốc pommat, thuốc xoa trị đau nửa đầu và thấp khớp. Nước hãm từ một nắm lá với 500ml nước dùng lợi tiểu, kích thích tiết mật, rửa vết thương bị nhiễm trùng lâu khỏi. Lá tươi làm gia vị trong ẩm thực, mùi vị rất thơm, dễ chịu, có thể át được mùi tanh của thịt cá.
Hương thảo cũng có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư vú và ung thư da khá hiệu quả. Những người đang mang thai hoặc sau sinh thường hay cáu gắt, căng thẳng, nếu dùng tinh dầu hương thảo sẽ khiến đầu óc thoải mái hơn, vui vẻ hơn.
Chúng ta cùng tìm hiểu các tác dụng cụ thể của hương thảo sau đây:
1. Dùng làm gia vị món ăn
Tại Pháp, các nước vùng Địa Trung Hải và châu Âu, hương thảo được dùng làm gia vị cho các món như hoa quả nướng, sườn nướng, bò bít tết,… loại cây này có hương thơm, vi cực kì đặc biệt, đắng nhẹ nhưng quyến rũ. Đặc biệt, món gà cuộn nấm xốt rosemary mang vị ngọt đậm đà của gà, hương thơm của nấm kết hợp mùi vị hương thảo tạo nên một món ăn ngon hoàn hảo, đậm chất ẩm thực Địa Trung Hải.
2. Tác dụng tăng trí nhớ
Những người làm việc cao độ khiến tinh thần buồn bực, căng thẳng, có thể dùng tinh dầu hương thảo với đén xông, mùi hương của nó sẽ giúp tinh thần thư giãn, giảm stress, giảm cảm giác buồn ngủ. Đối với trẻ em, tinh dầu của nó sẽ giúp kích thích não bộ phát triển, học bài nhanh thuộc và hiệu quả hơn.
3. Xua đuổi côn trùng
Xông dầu hương thảo sẽ giúp xua đuổi muỗi và các loại côn trùng trong nhà bởi hương vị đặc biệt của nó khiến lũ côn trùng rất sợ và bay đi hết.
4. Giúp làm đẹp
Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, hương thảo được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất kem dưỡng da, xà bông, lotion, nước hoa, nước tắm thảo dược, nước xả, kem bôi mặt, thuốc nhuộm tóc, gói tỏa hương thơm,… được rất nhiều người yêu thích.
5. Cung cấp dinh dưỡng
Trong hương thảo có chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, sắt, vitamin B6,… sử dụng để chế biến món ăn là cách bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
6. Giúp tăng cường sức khỏe, tốt cho người bị tiêu hóa kém, căng thẳng thần kinh
Dùng 200g lá khô hương thảo ngâm với 1 lít rượu trắng 40 độ hoặc hơn trong chai thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo, tránh tiếp xúc ánh nắng. Rượu này mỗi lần lấy ra 2ml pha với nước sôi để nguội, mỗi ngày uống 2 lần sẽ rất tốt.
7. Giảm đau nhức đầu, giảm huyết áp, tăng tiết mật, tăng tuần hoàn máu, lợi tiểu
Dùng từ 2-3g lá khô hương thảo hãm với nước sôi (khoảng một tách) để uống, ngày làm 3-5 lần. Cũng có thể sử dụng hẳn 30g lá tươi (nếu khô thì 20g) hãm với 500ml nước sôi, uống cả ngày.
8. Kích thích mọc tóc, rửa vết thương nhiễm trùng lâu khỏi, chữa viêm giác mạc nhẹ
Tương tự như ý 7, dùng nước hãm từ lá hương thảo để xóa lên da đầu sẽ giúp tăng mọc tóc, ngừi bị vết thương nhiễm trùng thì dùng để rửa vào vết thương, người bị viêm giác mạc nhẹ thì dùng để rửa mắt.
9. Chữa viêm tuyến nước bọt và loét miệng: Dùng nước sắc từ hương thảo để súc miệng rất hiệu quả, mỗi ngày làm 1-2 lần.
10. Trị đau nhức xương khớp, thấp khớp, bị bong gân gây sưng đau: Dùng tinh dầu hương thảo xoa bóp vùng bị đau, xoa đều và nhẹ từ 5-10 phút.
11. Pha nước tắm giúp tỉnh táo tinh thần, giảm stress, thư giảm cơ thể: Khi tắm cho vài giọt tinh dầu hương thảo vào bồn tắm, vừa rất tốt và mang lại mùi hương dễ chịu.
12. Hương thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày cùng các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: Khả năng kích thích tiết dịch dạ dày giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
13. Hương thảo giúp thông tiểu, khả năng chống oxy hóa, làm lành vết thương: Sử dụng nước hãm là cách đơn giản mỗi ngày dễ làm.
14. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hương thảo có thể giúp phòng chống các loại bệnh ung thư vú và ung thư da.
15. Chữa bệnh về tuyến tiền liệt: Lấy 2 giọt tinh dầu hương thảo kết hợp với 1/2 thìa cà phê một trong các loại dầu oliu, jojoba, argan, dừa,… để mát xa lên vùng tinh hoàn.
16. Tăng cường chức năng túi mật: Dùng 3 giọt tinh dầu hương thảo kết hợp 1/4 thìa cà phê dầu dừa, mát xa hỗn hợp lên các vị trí trước và sau của túi mật, làm đều đặn mỗi ngày.
17. Điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh, chứng đau dây thần kinh: Lấy 2 giọt tinh dầu hương thảo cùng 2 giọt tinh dầu cây bách, 2 giọt tinh dầu chi cúc bất tử và 1/2 thìa cà phê một trong các loại dầu oliu, jojoba, argan, dừa,… Trộn đều hỗn hợp rồi mát xa lên khu vực thần kinh bị ảnh hưởng.
18. Làm cây cảnh, phong thủy trong nhà và nơi làm việc: Hương thảo có hoa khá đẹp, cây nhỏ gọn, ít rụng lá vì vậy rất thích hợp làm cây cảnh trong nhà và nơi làm việc, vừa tỏa hương dễ chịu, vừa hợp phong thủy.
Lưu ý: Trẻ em dưới 4 tuổi không nên cho sử dụng tinh dầu hương thảo hoặc tiếp xúc với hoa, vì có thể gây dị ứng, trẻ em rất dễ bị dị ứng với phấn hoa.