Cây hoa cứt lợn từ trước đến giờ thường chỉ được coi như một loại cỏ dại ven đường, không được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, đến gần đây với các nghiên cứu cụ thể cũng như các chia sẻ thực tế.
Cây cứt lợn thực sự có rất nhiều các tác dụng hiệu quả như việc cầm máu, chữa sỏi đường tiết niệu, viêm xoang mũi, sưng đau khớp, chống viêm, tiêu độc, giải nhiệt và nhiều công dụng khác.
Hôm nay 2khoe sẽ giới thiệu cho bạn đọc các thông tin cụ thể hơn về loại cây này.
Cây hoa cứt lợn là gì
- Tên gọi khác: Cây hoa ngũ vị, Cỏ hôi, Hoa ngũ sắc, Thắng hồng kế, Cây bù xít, Nhờ hất bồ, Cỏ cứt heo, Cỏ thối địt, Bù xích
- Tên khoa học: Ageratum conyzoides L.
- Họ: Cúc Asteraceae.
Đặc điểm của cây cứt lợn
Thân: Cây hoa cứt lợn thuộc loại thực vật thân nhỏ, mềm, mọc thẳng, cao khoảng 20 – 50cm. Thân màu tím hoặc trắng, có nhiều lông trắng bao phủ.
Lá: Mọc đối xứng, hình trứng, đầu nhọn, chiều dài 2 – 6cm, rộng 1 – 3cm. Mép lá có răng cưa, các mặt của lá đều có lông, màu xanh nhưng mặt trên đậm hơn mặt dưới. Vò nát lá mà ngửi thì thấy hắc khó chịu.
Hoa: Màu tím hoặc xanh hoặc trắng, mọc thành từng chùm tại đầu ngọn. Mỗi bông hoa gồm nhiều cánh nhỏ li ti, dân gian dựa vào màu sắc phân thành hoa cứt lợn tím và hoa cứt lợn trắng.
Quả: Quả bế, màu đen, có nhiều sống dọc (3 – 5 sống).
Phân bố, thu hái và chế biến hoa cứt lợn
Cứt lợn mọc hoang ở khắp mọi nơi, đặc biệt là các tính đồng bằng và miền núi.
Cây rất dễ sống, mọc như loài cỏ hoang thành bụi, khóm.
Khi sử dụng người ta hái cả cây, cắt bỏ rễ, có thể sử dụng cây tươi hoặc khô.
Thường thì hay sử dụng cây hơn là bộ phận rễ, lá.
Thành phần hóa học cây hoa cứt lợn
Thành phần hóa học của cây bao gồm các chất:
- Khoảng 0.16% tinh dầu đặc (khô kiệt hoàn toàn) tỷ trọng khoảng 1.109. ∝d = 1 độ 20
- Chỉ số axit là 0.9
- Chỉ số este là 11.2
- Người ta nghĩ rằng trong cây có tinh dầu cumari
- Trong cây hoa có 0.2% tinh dầu, có tính mùi gây nôn tỷ trọng khoảng 0.9357. ∝d=9 độ 27.
Trong tinh dầu hoa lá đều có các thành phần chất như caryophyllen.demetoxygeratocromen, cadinne và các thành phần khác.
Theo như Phạm Trương Thị Thọ và Nguyễn Văn Đàn thì hàm lượng tinh dầu của cây từ 0.7% đến 2%.
Tinh đầu của cây sánh đặc, màu vàng (nhạt đến đậm) như màu nghệ vàng, có mùi thơm dễ chịu.
Chỉ số axit khoảng 4.5, chỉ số este khoảng 252 đến 254, ∝d từ âm 3 độ 8 đến âm 5 độ 3.
Ngoài ra có tác giả lại thấy trong cây có saponin và ancaloit.
Theo Nguyễn Xuân Dũng và các cộng sự của ông (1989), thành phần chủ yếu của cây là tinh dầu bao gồm các chất precocen II (ageratochromen), caryophyllen và precocen I ( 6- demethoxyageratochromen).
Ba thành phần này chiếm tới 77% tinh dầu trong cây hoa cứt lợn.
Tác dụng dược lý cây hoa cứt lợn
Y sĩ Điều Ngọc Thức tại Phú Thọ đã tìm hiểu được rằng trong dân gian cây thường được dùng để điều trị các bệnh về mũi như viêm xoang, dị ứng mũi đã áp dụng trên cơ thể người và đã có nhiều tác dụng tích cực.
Thực tế kế kế quả khám nghiệm lâm sàng, năm 1975. Đoàn Thị Thu và các cộng sự của mình đã xác định được lượng độc tố cấp LD-50 bằng đường uống là 82gam/kg.
Với liều độ bán mãn dùng trong khoảng ba mươi ngày thì không thấy gây các tác dụng phụ bất thường đối với các chỉ số khác như hằng số ính hóa trong các xét nghiệm về chức năng của thận và gan.
Trên động vật, các thí nghiệm cho thấy tác dụng chống phù nề, chống dị ứng và chống viêm phù hớp với các điều trị thực tế lâm sàng viêm mũi mãn và cấp tính.
Công dụng và liều dùng cây hoa cứt lợn
1. Điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng mới được phát hiện
- Hái hoặc mua cây cây tươi về rửa sạch, rồi ngâm muối, sau đó giã nát lấy nước.
- Dùng bông tẩm vào nước đó và dùng bông đã tẩm lau bên mũi bị đau.
- Hiện nay đã có nhiều nơi sản xuất thành phẩm thuốc sắc sẵn.
- Bảo quản thuốc bằng cách cho chúng vào tủ lạnh, ngày giỏ hoặc lau khoảng 4 đến 5 lần.
- Nước điều chế này có thể được sử dụng cho cả trẻ em.
- Tuy nhiên người lớn cần dùng thử xem mức độ có xót nhiều quá không.
Ngoài ra, một số bài thuốc sau bạn cũng có thể áp dụng để trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng:
Bài thuốc 1:
- Cứt lợn (lá và cành khô): 15-30g
Cách dùng:
- Sắc với 500ml nước tới khi còn 200ml
- Sông mũi khi nước thuốc còn bốc hơi mạnh
- Đến khi nước thuốc nguội thì chia ra uống 2 lần.
Bài thuốc 2:
- Cây cứt lợn: 30g
- Thương nhĩ tử (ké đầu ngựa): 12g
- Kim ngân hoa: 12g
- Cam thảo đất: 16g
Cách dùng:
- Sắc lấy nước, chia thành 3 lần uống
- Đều đặn mỗi ngày cho tới khi khỏi.
Bài thuốc 3:
- Cây cứt lợn: 100g
- Lá chanh: 10g
- Long não: 50g
Cách dùng:
- Tất cả các vị dùng lúc còn tươi
- Sắc với 300ml nước tới khi còn 100ml
- Lấy nước đó bôi vào mũi 3 lần mỗi ngày
- Liên tục 10 ngày.
2. Trị rong huyết sau khi sinh nở
- Hái khoảng 30 – 50g cây tươi, rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước uống.
- Chỉ uống trong một ngày hôm đó, uống liền khoảng từ 3 đến 4 ngày.
3. Dùng làm nước gội đầu, trị ngứa, giảm gàu, giúp tóc suôn mượt
- Cho 200g cây tươi kết hợp đun với 20g quả bồ kết nướng.
- Dùng nước đó để gội đầu có tác dụng làm tóc thơm, trơn và đầu sạch gầu.
- Gội 3 lần mỗi tuần.
4. Trị viêm họng
Bài thuốc:
- Cây cứt lợn: 20g
- Cam thảo đất: 16g
- Lá rẻ quạt: 6g
- Kim ngân hoa: 20g
Cách dùng:
- Trộn đều tất cả các vị thành một thang mang sắc nước
- Chia làm 2 đến 3 lần uống.
5. Trị viêm đường hô hấp
Bài thuốc:
- Cây cứt lợn: 20g
- Cam thảo đất: 16g
- Lá bồng bồng: 12g
Cách dùng:
- Sắc uống ngày một thang
- Chia ra 2 đến 3 lần uống.
6. Trị sỏi tiết niệu
Bài thuốc:
- Cây cứt lợn: 20g
- Mã đề: 20g
- Râu ngô: 12g
- Kim tiền thảo: 16g
Cách dùng:
- Sắc uống ngày một tháng
- Chia ra làm 2 đến 3 lần uống.
7. Trị chốc đầu
Cây cứt lợn rửa sạch, lấy lượng vừa đủ, đun sôi để ấm rồi rửa vào vết thương, ngày từ 1 đến 2 lần.
8. Trị ung thư dạ dày, cổ tử cung
Bài thuốc:
- Cây cứt lợn: 20g
- Cạ hương ngư: 30g
- Kim nữu khấu: 30g
- Cỏ nhọ nồi: 30g
Cách trị:
- Giã nát rồi thêm 15ml nước cây ma phong
- Uống sau khi ăn 1 đến 2 lần trong ngày.
9. Trị bệnh tại yết hầu
Cách 1:
- Lấy 30-50 cây tươi về rửa sạch, giã nát lấy nước rồi pha thêm với đường phèn rồi uống.
- Chia ra uống 3 lần trong một ngày.
Cách 2:
- Có thể sử dụng một cách khác đó là, lấy lá phơi khô sau đó tán nhỏ mịn.
- Sử dụng bằng cách hòa với nước uống hoặc ngậm bột để trôi dần vào cổ họng.
10. Điều trị đau xương, sái xương
Lấy hoa cứt lợn khô, cho vào lò đốt cháy, 1 đầu có đầu để khói ra, lấy khói đó xả vào vùng bị đau xương.
11. Trị sốt rét, cảm
Dùng 16 cành cứt lợn khô rồi sắc với nước. Uống chia làm 2 lần trong ngày
12. Trị vết thương, mụn nhọt, mưng mủ
- Lấy cây cứt lợn tươi, rửa sạch giã nát rồi đắp vào các vết thương.
- Đối với vết mưng mủ nhưng chưa vỡ ta cho thêm đường đỏ vào đắp cùng.
13. Trị cảm mạo gây ra sốt
- Lấy 60g cây tươi sắc nước, chia ra uống 3 – 4 lần/ngày.
- Đều đặn hàng ngày cho tới khi khỏi bệnh.
(theo Quảng Tây trung thảo dược)
14. Trị xuất huyết do ngoại thương
- Lấy một nắm cây tươi rửa sạch, ngâm vào nước muối
- Giã nhuyễn, đắp lên vết thương rồi băng lại, mỗi ngày 2 lần.
15. Trị chứng “ngư khẩu tiện độc” (sưng hạch bên phải hoặc trái do bị giang mai)
Bài thuốc:
- Cây cỏ hôi: 100 – 200g
- Trà bính: 15g
Cách dùng:
- Tất cả giã nát, mang sao nóng rồi đắp vào chỗ bị bệnh
- Áp dụng kiên trì mỗi ngày sẽ mau chóng có kết quả.
16. Trị viêm miệng áp tơ (nga khẩu sang), sung đau và tấy đỏ do mụn đinh nhọt
- Dùng 10 – 15g cứt lợn (cành và lá) rửa sạch
- Sắc với nước lấy 500ml, chia ra vài lần uống trong ngày.
17. Trị phong thấp, đau nhức xương khớp, gãy xương (sau khi đã băng bó cố định)
- Lấy một nắm cứt lợn tươi rửa sạch để ráo nước
- Giã nát, dùng đắp lên chỗ bị đau nhức.
18. Trị chốc đầu, bệnh chàm da (eczema)
- Lấy một nắm cỏ hôi đun với 1 lít nước
- Sôi được 10 phút thì tắt bếp
- Chờ nguội nước thì dùng rửa vùng da bị tổn thương
- Đều đặn mỗi ngày 2 lần.
19. Trị viêm tai
- Lấy một năm cây tươi, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt
- Lấy tăm bông chấm nước cốt ngoái nhẹ nhàng vào bên tai bị viêm.
Những lưu ý khi sử dụng cây cứt lợn
- Đối với những người mẫn cảm với thành phần của cây cứt lợn thì tránh dùng.
- Dùng liều lượng vừa phải, không dùng như nước lọc hàng ngày.
- Cẩn thận nhầm lẫn với cây ngũ sắc hoặc cỏ lào vì tên gọi của chúng giống nhau.
Trên đây là toàn bộ các kiến thức về cây hoa cứt lợn được chúng tôi chia sẻ. Mong rằng các kiến thức này sẽ giúp được bạn đọc. Tuy nhiên mọi phương pháp điều trị cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.