Cây cỏ mực có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời mà rất ít người biết tới. Là loại cây thấp mọc phổ biến ở miền Bắc. Từ xưa nhân dân ta đã biết sử dụng cỏ mực trị bệnh hiệu quả.
Bí quyết dùng cỏ mực của người nông dân
Ở các thành phố lớn, mỗi khi bị bệnh gì đều có bệnh viện, cửa hàng thuốc tây ngay đầu ngõ nên không ai nói về việc sử dụng thảo dược chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn sống trong điều kiện thiếu thốn thì thuốc nam là lựa chọn rất tuyệt vời, mà lại an toàn cho sức khỏe.
Anh Hoàng sống tại một vùng quê Thanh Hóa, nơi đây mọc rất nhiều cỏ mực ven bờ ruộng, bụi rậm, trên các khu đất trống. Mỗi lần trẻ bị sốt cao, anh lấy lá và thân cỏ mực giã nhuyễn chắt lấy nước cho con uống. Hiệu quả rất cao, sau 1 đến 2 ngày bé đã hạ số hoàn toàn và có thể tiếp tục hoạt động vui chơi với các bạn trong xóm.
Ở một vùng nông thôn Nghệ An, người dân có thói quen sử dụng cỏ mực cầm máu. Nếu chẳng máy bị dao kéo chém vào da chảy máu, hoặc lên rừng lên rẫy bị cây cỏ đâm vào, thì lấy ngay 1 ít lá cỏ mực nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn đắp vào vết thương. Sẽ giúp cầm máu tức thì, làm kín vết thương hở và hồi phục nhanh chóng.
Cây cỏ mực là gì
Cây cỏ mực còn có các tên khác như Rau mực hay Nhọ nồi. Tên chữ hán Hạn liên thảo là loài cây đài quả như sen. Tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ nhà cúc Asteraceae. Sở dĩ gọi nó là cỏ mực vì khi vò nát thấy có nước chảy ra đen như mực.
Ở Ấn độ, cỏ mực là một trong số mười cây hoa quý (Dasapushpam), được sử dụng làm mỹ phẩm bôi da, thoa tóc từ thời xưa… nó cũng là nguyên liệu chế tạo chất phẩm nhuộm tóc đen.
Tại Java, người ta dùng lá làm thực phẩm.
Đặc điểm của cây cỏ mực
Cỏ mực thuộc loại cây hàng năm mọc bò hoặc thẳng đứng, có lông thưa, cứng với chiều cao trung bình từ 0.2 – 0.4m, có thể đến 0.8m. Có thân màu nâu, lục nhạt hoặc hơi đỏ tía.
Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 – 8cm, rộng 5 – 15mm. Mép lá nguyên hoặc có răng cưa cạn, có lông cả ở hai mặt lá. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 – 6mm, cũng có lông, có hoa lưỡng tính ở giữa và hoa cái bên ngoài.
Quả bế 3 cạnh hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1.5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta.
Thành phần hóa học có trong cây cỏ mực
Có ít tinh dầu, chất đắng, tannin, caroten và chất ancaloit tên là ecliptin. Trong một số tài liệu ghi rằng cỏ mực chứa chất wedelolacton là chất curmarin lacton có thể tách được chất flavonozit và demetylwedelacton.
Cây cỏ mực mọc ở đâu
Cỏ mực xuất hiện ở một số nước như Việt Nam, Ấn độ, Trung Quốc, Pakistan và một số nước vùng Nam Á.
Ở Ấn Độ: Cỏ mực được sử dụng làm thuốc nhuộm tóc, trị nấm lác đồng tiền, sói đầu, trị gan, sung gan, vàng da, lá lách phù trướng và làm thuốc bổ tổng quát. Cây cũng được sử dụng trị ho, ăn khó tiêu, chảy máu miệng, choáng váng, giúp lành vết thương, chữa đau răng… Rễ để gây nôn mửa và xổ. Bị bò cạp cắn dùng lá giã nát đắp vào.
Ở Pakistan: Cây tươi sử dụng làm thuốc bổ chung, làm giảm sưng lá lách và, trị suyễn, bệnh ngoài da, bệnh gan, hạch sưng,… Lá để trị nhức đầu, ho, hói tóc, lá lách và gan sưng phù, vàng da.
Ở Trung Hoa: Lá dùng để kích thích mọc tóc. Toàn cây điều chế chất chát cầm máu, trị ho ra máu, đau mắt, tiểu ra máu, sưng gan, sưng ruột, đau lưng, vàng da… Lá tươi dùng để bảo vệ tay và chân nông gia phòng ngừa nhiễm độc và sưng khi làm đồng áng.
Ở Việt Nam ta: Cỏ mực được dùng để chữa xuất huyết nội tạng như xuất huyết ruột, ho ra máu, chảy máu lợi, nướu, răng; trị sưng gan, bàng quang, đường tiểu, mụn nhọt đầu đinh, bang bó ngoài giúp liền xương.
Cây cỏ mực có tác dụng gì
Chuyên gia thảo dược Nguyễn Cao Khang cho biết cỏ mực có tính lạnh, không độc, vị ngọt chua, có công dụng mát huyết (lương huyết), dưỡng thận âm, thanh can nhiệt, cầm máu, làm đen râu tóc. Cỏ mực được dùng nhiều trong trị bệnh, nhưng chủ yếu là từ kinh nghiệm, sử dụng bộc phát chứ chưa có một nghiên cứu cụ thể nào công bố về công dụng của thảo dược này.
Vậy cỏ mực trị bệnh gì? Câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Chúng ta cùng tham khảo 34 tác dụng quan trọng của cây cỏ mực bên dưới đây:
1. Cầm máu
Trong cỏ mực chứa chất tanin có thể rút ngắn thời gian đông máu. Ở Trung Quốc, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm: Cắt đứt động mạch trên đùi chó, lấy bột cỏ mực tán mịn đắp vào chỗ đứt, khẽ ấn nhẹ và thấy có tác dụng cầm máu rất tốt.
2. Tiêu viêm, diệt khuẩn
Có công dụng diệt các trực khuẩn viêm ruột (bacillus enteritidis), trực khuẩn bạch hầu (bacillus diphtheria), tụ cầu khuẩn và có tác dụng nhất định tới amip. Người ta dùng cỏ mực để trị các bệnh ngoài da và nhiễm khuẩn.
3. Ức chế ung thư, tăng cường miễn dịch
Có khả năng ức chế quá trình phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ở ung thư dạ dày. Ngoài ra còn kích hoạt hệ miễn dịch, tác dụng mạnh đối với tế bào T – lymphocytes (Limphô T). Ngoài ra, còn có nấm linh chi hay giảo cổ lam cũng có tác dụng tăng miễn dịch.
4. Giúp đen tóc và dưỡng da
Cỏ mực có công dụng cải thiện quá trình tuần hoàn máu ngoài da (nhất là da đầu), làm cho đầu tóc, da thịt được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, do đó da dẻ sẽ mịn màng, râu tóc đen mượt hơn.
5. Chảy máu cam và thổ huyết (nôn ra máu từ dạ dày)
Giã nát cành và lá tươi lấy nước uống có tác dụng trị chảy máy cam và thổ huyết rất tốt. Hoặc dùng 30g cỏ mực, 10g trắc bá diệp, 15g lá sen đun sôi lấy nước uống ngày 3 lần.
6. Tiêu ra máu: Nướng cỏ mực trên miếng ngói sạch tới khi khô, mang tán bột. Lấy 8g hòa với nước cơm uống, ngày dùng 2 lần.
7. Tiểu ra máu: Cỏ mực và mã đề lượng như nhau, mang giã lấy nước uống 3 chén mỗi ngày vào lúc đói. Có thể nấu cháo cỏ mực 100g cùng 3 lát gừng.
8. Trĩ ra máu: Giã nhuyễn một nắm cỏ mực nguyên rễ cho vào một chén rượu nóng, để trong rồi uống, bã đắp vào trĩ.
9. Chảy máu dạ dày, hành tá tràng: 50g cỏ mực, đại táo 4 quả, 25g bạch cập và 15g cam thảo sắc uống 2 lần trong ngày.
10. Vết nứt chém nhỏ chảy máu: Dùng 1 nắm cỏ mực sạch giã nhuyễn hoặc nhai nhỏ đắp vào vết nứt.
11. Điều trị râu tóc bạc sớm
Một nắm cỏ mực rửa sạch, đun cô đặc thành cao, thêm vào mật ong, nước gừng vừa đủ, cô lại lần nữa. Bỏ vào lọ để dùng dần, mỗi lần 1 đến 2 thìa canh hòa với nước đun sôi để ấm hay cho ít rượu gạo để uống. Mỗi ngày 2 lần, cao này có công dụng bổ thận, ích tinh huyết.
Hoặc có thể dùng 1-2kg cỏ mực, thêm ít nước ép lấy dịch đặc trộn cùng bột nữ trinh tử (cách chế bột nữ trinh tử 300-1.000g ngâm rượu 24h, bóc vỏ, rang khô tán bột). Dùng mật ong viên hoàn. Uống mỗi lần 10g. Mỗi ngày uống 3 lần cùng rượu gạo hâm nóng sẽ giúp bổ can thận, trị đau lưng gối, xanh đen râu tóc.
12. Điều trị di mộng tinh do tâm thận nóng: Cỏ mực 30g sắc uống mỗi ngày hoặc có thể phơi khô tán bột, mỗi ngày dùng 8g uống với nước cơm.
13. Trị rong kinh
Bị rong kinh nhẹ dùng cỏ mực khô sắc nước uống hoặc tươi giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống. Nếu ra máu nhiều, cần thêm vào cây huyết dụ hoặc trắc bá diệp.…
14. Trẻ tưa lưỡi: 4g cỏ mực tươi, 2g lá hẹ tươi giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa với mật ong chấm lên lưỡi cứ cách 2 giờ 1 lần.
15. Bị loét ống tiêu hóa chảy máu: Cỏ mực và cỏ bấc mỗi loại 30g đun sôi uống.
16. Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, ăn không ngon, thiếu máu, gầy yếu
100g cỏ mực, 50g gừng khô, 100g cỏ mần trầu, chặt nhỏ, sao sơ, khử thổ, thêm vào 3 chén nước dừa tươi nấu còn 8 phân, mỗi ngày uống 2 lần.
17. Chữa chảy máu tử cung: Cỏ mực và lá trắc bá diệp mỗi loại 15g sắc uống ngày 1 thang, uống liên tiếp 7 ngày.
18. Trị chóng mặt, hoa mắt do can thận âm hư tổn
Dùng 15gr cỏ mực, 15gr sinh địa sắc nước uống hai lần mỗi ngày. Uống liên tiếp 30 ngày. Bài thuốc này cũng giúp trị râu tóc bạc sớm và rụng tóc.
19. Chữa ho ra máu
Cỏ mực 25gr, a giao 10gr, bạch cập 20gr. Cỏ mực cùng bạch cập sắc lấy nước, cho vào chén, thêm a giao vào trộn đều uống 2 lần trong ngày. Uống liên tục 7 ngày.
20. Phòng và điều trị viêm da: Cỏ mực tươi lấy một nắm rửa sạch, đem vò nát sát lên tay chân cho tới khi màu da chuyển thành tím đen nhạt.
21. Chữa bệnh sỏi thận: Cỏ mực 25gr, xa tiền thảo 15gr sắc lấy nước. Cho ra chén thêm 1 ít đường trắng cho dễ uống. Dùng thay trà trong 30 ngày.
22. Hỗ trợ trong chữa trị chứng giảm tiểu cầu máu
Cỏ mực 10gr, nhân sâm 5gr, một ít gạo tẻ và đường trắng vừa đủ. Nhân sâm mang cắt thành từng lát mỏng rồi hấp chín. Cỏ mực mang rửa sạch sắc lấy nước để nấu cháo. Cho nhân sâm vào lúc cháo chín cùng ít đường đủ ngọt. Dùng thay bữa điểm tâm 1 lần mỗi ngày, liên tục trong 5 ngày.
23. Chữa sốt xuất huyết
Lấy 16g có mực, 16g bông mã đề, 16g kinh giới sao đen, 12g lá cúc tần, 20g sắn dây, 3 lát gừng, tất cả đun cùng 600ml nước trong 30 phút, chia uống 3 lần trong ngày khi còn ấm.
24. Trị zona thần kinh: Hái 1 nắm lá cỏ mực rủa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt rồi xoa nước này lên vùng da bị bệnh, rồi để khô tự nhiên, ngày làm 3-4 lần.
25. Chữa suy thận: Dùng 30g cỏ mực khô, sao vàng trên lửa than và 40g đậu đen sao vàng, sắc với 2 lít nước chia uống nhiều lần trong ngày.
26. Trị ngứa âm đạo: Cho 100g cỏ mực tươi với một ít câu đằng đun lấy nước, dùng để rửa ngoài hàng ngày cho đến khi khỏi.
27. Chữa viêm họng
Lấy 20g cỏ mực, 20g bồ công anh, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, 12g củ rẻ quạt, 16g cam thảo đất, tất cả sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
28. Chữa sốt cao ở trẻ
Dùng mỗi thứ 20g gồm cỏ mực, sắn dây và sài đất. 16g cây cối xay, 16g cam thảo đất, 12g ké đầu ngựa, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
29. Điều trị gan nhiễm mỡ
Nhờ đặc tính hàn mà cỏ mực khá công hiệu trong việc điều trị các chứng bệnh liên quan đến lưu thông khí huyết bên trong, thận và gan. Do vậy, đối với những người bị gan nhiễm mỡ có thể dùng cỏ mực trong hỗ trợ điều trị.
30. Điều trị xuất huyết nội tạng
Nhờ khả năng cầm máu mà cỏ mực có công dụng cao trong điều trị các bệnh như tiểu tiện ra máu, chảy máu dạ dày, rong kinh, thổ huyết do lao, viêm gan mạn tính,…
31. Trị mề đay
Kết hợp cỏ mực với các thảo dược như lá huyết dụ, lá xương xông, lá dưa chuột, lá diếp cá, lá nhài và lá khế giã nhuyễn, vắt lấy nước cho người bệnh uống. Phần bã gom lại đắp hoặc cho vào mảnh vải mỏng xoa lên người.
32. Trị sốt phát ban: Dùng 60g cỏ mực sắp với nước thuốc, chia ra uống 2-4 lần trong ngày.
33. Trị lang beng, bạch biến
Lấy 30g cỏ mực, 30g hà thủ ô, 10 xích thược, 10g đương quy, 10g bạch truật, 15g đan sâm, 15g đảng sâm, 12g bạch chỉ và 6g thiền thoái. Sắc uống trong ngày, liên tục từ 3-5 ngày sẽ có kết quả.
34. Trẻ em bị eczema: Dùng 50g cỏ mực sắc nước cho cô đặc, bôi vào chỗ đau. Khoảng 2-3 ngày là thấy bớt ngứa, dịch rỉ giảm, đóng vảy sau 1 tuần là hết bệnh.
Ngoài ra cỏ mực còn chữa sốt xuất huyết, chống sưng viêm, bảo vệ gan, hạ huyết áp, trung hòa tác dụng của nọc rắn rất tốt. Viện Đông y phối hợp bệnh viện quận Đống Đa từng sử dụng cỏ mực chống dịch sốt xuất huyết muỗi truyền tại năm 1969 cho 230 bệnh nhân nội trú và kết quả là 99.6% khỏi bệnh.
Ở Viện Quân y 13, quân khi 5 cũng từng sử dụng các bài thuốc nam dạng siro thành phần có cỏ mực để chữa sốt xuất huyết mang lại hiệu quả cao.
Những lưu ý khi sử dụng cây cỏ mực
Kỵ sử dụng cỏ mực với người tỳ vị hư hàn tiêu chảy, âm hư không có nhiệt.
Tuyệt đối không cho phụ nữ có thai dùng vì dễ gây băng huyết dẫn tới xảy thai.
Trên đây là toàn bộ về thông tin tác dụng cùng cách dùng cỏ mực 2khoe muốn chia sẻ. Lưu ý những bài thuốc chỉ mang tính chất chia sẻ, không khuyến khích bạn đọc áp dụng theo. Hoặc trước khi dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ và người có chuyên môn.